Mồng Một Tết, theo Kinh Dịch, là ngày đẹp vì có Minh Đường, trực Kiến. Tôi xuất hành vô buôn Tố Lan, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, bởi đó là hướng đẹp, chính tây, có Diên niên nên khỏe mạnh. Chọn thêm giờ hoàng đạo, thìn, gần 9 giờ. Lần đầu tiên, thằng tôi quá “ngũ thập” này đầu năm xuất hành vô buôn. Tân Mão chắc chắn sẽ an lành, hạnh phúc hơn nữa với Tố Lan, tôi tin thế.
Theo đường nhựa uốn quanh triền núi vào, buôn (thôn) Tố Lan thuộc xã An Nhơn yên ả dưới vườn điều và xanh mướt keo lá tràm, trắng lóa hoa cà phê. Thôn có 63 hộ, 255 nhân khẩu, năm dân tộc anh em: Châu Mạ, Kinh, Nùng, Tày, Khơ Me, nhưng chủ yếu là người bản địa Châu Mạ, 55 hộ. Mấy chục năm trước, đất này là “đất dữ” dưới con mắt của cộng đồng vì nhiều người mắc bệnh phong (cùi), thứ bệnh liệt vào “tứ chứng nan y”. Buôn phải chịu cảnh thương tâm: người lở loét, cùi cụt chân tay, bị sống cách ly trong rừng…Không chỉ K’Miếu, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn lâu năm nhất của Tố Lan giới thiệu bây giờ, mà khắp vùng nam Tây Nguyên này ai chả biết cái buôn này phải chịu một biệt danh nghiệt ngã, hãi hùng: “buôn cùi”. Vợ chồng Ka Nghiệp, K’Đô hồi tưởng, năm 2003, ông K’Giò là người bệnh phong cuối cùng mất ở Tố Lan. Nhưng, người mới mắc bệnh phong tuyệt nhiên hết từ mấy chục năm trước rồi. Không phải từ ngày buôn hết “ó malai” theo nhận thức lạc hậu của người bản địa mà từ ngày ánh sáng y tế của Nhà nước về “xua đuổi”.
Không chỉ thế, giờ vô Tố Lan mới thấy hết những thành quả hết sức trân quý từ các dự án, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Nhà nước. Tố Lan định canh, định cư, thay da đổi thịt đến khó ngờ. Đây là điển hình về cuộc sống đi lên vượt bậc trong hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống với hơn 256 ngàn người DTTS, chiếm 21% ở tỉnh nam Tây Nguyên này.
Lũ trẻ tung tăng, rổn rảng giòn tan tiếng cười giữa nắng và gió. Chẳng áo quần mới, lấm lem nhưng vui ran. Ka Hiền lớp 5, Ka Xinh, Ka Xiển lớp 4, K’Chung lớp 2, ba nhỏ nữa mẫu giáo và tôi cùng vui đùa, bông lênh hồn nhiên. Gặp nhiều người Tố Lan sau đó nữa, K’Miếu, Ka Đô, Ka Nhíp, Ka Trọng, Ka Nghiệp…tôi phát hiện người Tố Lan dồi dào tố chất u-mua, hóm hỉnh mà phóng khoáng.
Ka Hiền và lũ trẻ dẫn tôi về nhà ba nó, bí thư chi bộ K’Miếu.
- “Niêm xá, bi s’năm pa, prah ndang” (Xin chào, chúc năm mới mạnh khỏe), tôi chào và sà xuống chiếu rượu đầu xuân.
Hai người đàn bà, Ka Triển vợ của K’Miếu và Ka Réo vợ của già làng K’Tròi say sưa bên chóe rượu cần ở góc nhà. Ka Miếu và K’Trọng, con của già làng lai rai rượu trắng giữa nhà. Bánh tét, sườn heo kho, bánh ngọt, hạt hướng dượng…, đặc biệt có ba món vô cùng lạ lẫm với người nào phố thị. Đó là đọt cây mây nướng lấy từ rừng xa, bóc ra trắng nõn, cá “rách” bắt và nướng giòn ngay từ thượng nguồn suối ĐạMí và một món thập cẩm đa vị đa sắc. Quả “play rcọ” lấy tận rừng Bảo Lộc, mang về phơi khô cùng giả nhỏ với muối, ớt cay, cá “canhhào”, đọt mây, kiệu, gừng. Món này vừa có đắng của mây, cay của gừng, ngọt của củ kiệu, trong đó chua của “play rcọ” là chủ đạo. K’Miếu khái quát: “Mình nói nhà báo hiểu không thì tùy, muốn ăn cái ngọt ra chợ, cái chua Bảo Lộc, cái đắng Tố Lan”.
Ka Triển quay lưng lại làm một ngụm đế rồi hào sảng kể một thôi, dài gần nửa quãng cắm đi rẫy. “Sáng nay mình nhắc con cho nó biết, hồi xưa khổ, giã lúa bằng tay, lấy nước đi xa, đựng bằng cái bầu; buổi sáng dậy sớm nấu cơm bỏ vào “xóc” mang lên rừng, đằng sau gùi củi, cắm cái búa, mang cái nước, đằng trước đeo con,…Bây giờ nước gần nhà mà mày không chịu rửa xoong, rửa ly; giờ muốn đẻ thì có trạm xá gần đó…Mấy con không biết làm ăn…”. Đứa con gái của chị đang lúi húi bên trong. Chị còn ra điệu bộ vái:
-“Sáng nay mình làm con gà là “Ơi Yàng”, làm nếp cũng “Ơi Yàng…!”. Mình ăn gì mình báo, “ơi Yàng”.
Yàng là thế lực có sức mạnh và thiêng liêng trong tín ngưỡng vạn vật hữu linh của đồng bào nhiều dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ăn gì thành tâm mời Yàng nấy, Ngài sẽ phù hộ, giúp đỡ.
K’Trọng là sinh viên đầu tiên của buôn Tố Lan, 26 tuổi, đang học bác sỹ đa khoa năm 3 tại Hà Nội. Cậu tự hào được chứng kiến sự kiện Thăng Long - Hà Nội nghìn năm. Nhưng khiêm tốn, nhỏ nhẹ và nhiều suy tư: “Mình đi như thế không phải chỉ riêng mình, ở đây đồng bào còn nhiều cái khó khăn, bạn bè cùng lứa thì nó lấy vợ lấy chồng hết rồi…”. Con trai của già làng mà. Buôn mới chỉ có 2 thanh niên học xong lớp 12, ngoài K’Trọng, K’Hoàng xung phong đi bộ đội, ra Tết nhập ngũ.
Cảm ơn mọi người ở nhà K’Miếu, tôi tìm đến nhà trưởng thôn K’Đô. Dọc hai bên con đường nhựa, cờ đỏ sao vàng phấp phới trước mọi căn nhà mà theo K’Đô 100% đều xây tường nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nào cũng xúm xụm, rểnh rảng quanh mâm cơm ngày Tết. K’Đô 36 tuổi, mới nhậm chức 3 tháng. Anh thú thật chưa nắm được nhiều, nhưng mấy thông tin sau thì anh quả quyết. Đó là, nước sạch sinh hoạt về đến mọi nhà theo đường ống, còn 5 hộ chưa có tivi, nhiều hộ dùng kỹ thuật số; 95% hộ có xe máy; 11 em đang học THCS tại trường nội trú huyện. Tết Tân Mão có bảy hộ khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ, 15 hộ con đông xã hỗ trợ kẹo bánh. Tối 30 Tết lãnh đạo xã vô chúc tết buôn. Buôn có một nhà “tình nghĩa” của Ka Phèn, còn hầu hết là nhà “tình thương”. Buôn có 2 bộ cồng chiêng, của chung một bộ và già làng K’Tròi một bộ…
Ba mặt con, con đầu là K’Đức học lớp 7 trường nội trú. Vợ anh ngồi vệ cửa cùng vào chuyện. Xinh. Tôi chợt nhớ câu thơ bà Ka Réo đắc chí ngâm nga lúc nãy: “Đường Tố Lan hẹp/Gái Tố Lan vừa đẹp vừa thơm” và thơ của cậu K’Trọng tự cảm tác: “Tố Lan vừa đẹp vừa hiền/Bốn bên dốc suối, núi liền Nùng An”.
-“Còn đẻ nữa không?”, tôi hỏi K’Đô.
- “Đẻ khi nào hết buồng thì thôi”.
Nghe ra thật khẳng khái nhưng kỳ thật là anh đang bông phèng với vợ.
- “Nói đùa vậy thôi, chứ đẻ nhiều thiếu thốn, còn lo ăn học, con người ta ăn học, con nhà mình không có sau này nó khổ”, anh nói.
Đang trò chuyện với vợ chồng K’Đô thì K’Nhíp là cháu ruột K’Đô làm rẫy tận buôn Tôn K’Long, xã Đạ Pal cách hơn 30 km cùng nhóm thanh niên du Xuân vào. Không khí sôi động hẳn. K’Brông, thôn 8, xã Mỹ Đức, học lớp 12 trường nội trú huyện; K’Sim và K’Bría buôn Tố Lan và Mai Thanh Thủy cán bộ lâm trường trực Tết chốt Tôn K’Long. Các bạn trẻ cho biết, ở đâu đêm qua thanh niên Châu Mạ cũng tổ chức đón giao thừa, vui gần thâu đêm. Nhảy và hát tân nhạc, nhưng K’Brông tự hào trả lời tôi: “Cháu biết múa điệu của đồng bào, biết đánh chiêng trong lễ đâm trâu”.
- Thế Đạ Pal, Mỹ Đức có nấu bánh chưng, bánh tét không các bạn ? tôi hỏi.
- Đạ Pal ai cũng có nấu bánh tét, bánh chưng, bánh ống cũng nhiều, nhà cháu nấu hơn 10 cây, K’Nhíp nói.
- Chỗ cháu cũng có cả bánh ống và bánh tét, K’Brông phụ họa.
Ngày xưa buôn chỉ làm bánh ống, bây giờ học được người Kinh, nhà nào cũng gói và nấu bánh tét, bánh chưng, đầy đủ nhân thịt, đậu…, K’Đô cho biết thêm.
Cũng nếp bỏ ống, nhưng không nướng như cơm lam của người Thái. Bánh lam, còn gọi là bánh ống, đặc sản lâu đời của bà con Châu Mạ. Nếp vào ống lô ô nhỏ, gọi là ống con (ting kòn), ống con nút lá chuối khô, bỏ vào ống lớn làm nồi, gọi là ống mẹ (ting me) rồi luộc. Tố Lan năm nay không có ống mẹ nên không làm được. Rất may K’Nhíp xách hai bánh ống về cho tôi mục sở thị.
K’Nhíp khui một chóe rượu cần đã ủ 60 ngày bưng ra giữa nhà. K’Đô cắm cần, thử, đưa tôi và yêu cầu: “Mỗi người một cò, uống không được chạm cò nhé”. Phải ba hơi không dứt cần tôi mới hoàn thành định mức quen thuộc của “lệ làng”.
- “Cả ngột” (ngon và ngọt), tôi “hà…” lên giữa vòng tròn rôm rả của đám thanh niên. Những hàng xóm của K’Đô cũng nói cười râm ran bên chóe rượu, nhà Ka Dạch, Ka Pút…
Mặt trời nấp núi từ lâu tôi mới dứt ra được khỏi không gian thân thương Tố Lan. Chếnh choáng rượu và tình người. Tiếng cười no ấm nghiêng nghiêng…
- “Ưn ngài, ngăchjơ Tố Lan !” (cảm ơn, chào tạm biệt Tố Lan nhé !).
Theo đường nhựa uốn quanh triền núi vào, buôn (thôn) Tố Lan thuộc xã An Nhơn yên ả dưới vườn điều và xanh mướt keo lá tràm, trắng lóa hoa cà phê. Thôn có 63 hộ, 255 nhân khẩu, năm dân tộc anh em: Châu Mạ, Kinh, Nùng, Tày, Khơ Me, nhưng chủ yếu là người bản địa Châu Mạ, 55 hộ. Mấy chục năm trước, đất này là “đất dữ” dưới con mắt của cộng đồng vì nhiều người mắc bệnh phong (cùi), thứ bệnh liệt vào “tứ chứng nan y”. Buôn phải chịu cảnh thương tâm: người lở loét, cùi cụt chân tay, bị sống cách ly trong rừng…Không chỉ K’Miếu, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn lâu năm nhất của Tố Lan giới thiệu bây giờ, mà khắp vùng nam Tây Nguyên này ai chả biết cái buôn này phải chịu một biệt danh nghiệt ngã, hãi hùng: “buôn cùi”. Vợ chồng Ka Nghiệp, K’Đô hồi tưởng, năm 2003, ông K’Giò là người bệnh phong cuối cùng mất ở Tố Lan. Nhưng, người mới mắc bệnh phong tuyệt nhiên hết từ mấy chục năm trước rồi. Không phải từ ngày buôn hết “ó malai” theo nhận thức lạc hậu của người bản địa mà từ ngày ánh sáng y tế của Nhà nước về “xua đuổi”.
Không chỉ thế, giờ vô Tố Lan mới thấy hết những thành quả hết sức trân quý từ các dự án, chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Nhà nước. Tố Lan định canh, định cư, thay da đổi thịt đến khó ngờ. Đây là điển hình về cuộc sống đi lên vượt bậc trong hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống với hơn 256 ngàn người DTTS, chiếm 21% ở tỉnh nam Tây Nguyên này.
Lũ trẻ tung tăng, rổn rảng giòn tan tiếng cười giữa nắng và gió. Chẳng áo quần mới, lấm lem nhưng vui ran. Ka Hiền lớp 5, Ka Xinh, Ka Xiển lớp 4, K’Chung lớp 2, ba nhỏ nữa mẫu giáo và tôi cùng vui đùa, bông lênh hồn nhiên. Gặp nhiều người Tố Lan sau đó nữa, K’Miếu, Ka Đô, Ka Nhíp, Ka Trọng, Ka Nghiệp…tôi phát hiện người Tố Lan dồi dào tố chất u-mua, hóm hỉnh mà phóng khoáng.
Ka Hiền và lũ trẻ dẫn tôi về nhà ba nó, bí thư chi bộ K’Miếu.
- “Niêm xá, bi s’năm pa, prah ndang” (Xin chào, chúc năm mới mạnh khỏe), tôi chào và sà xuống chiếu rượu đầu xuân.
Hai người đàn bà, Ka Triển vợ của K’Miếu và Ka Réo vợ của già làng K’Tròi say sưa bên chóe rượu cần ở góc nhà. Ka Miếu và K’Trọng, con của già làng lai rai rượu trắng giữa nhà. Bánh tét, sườn heo kho, bánh ngọt, hạt hướng dượng…, đặc biệt có ba món vô cùng lạ lẫm với người nào phố thị. Đó là đọt cây mây nướng lấy từ rừng xa, bóc ra trắng nõn, cá “rách” bắt và nướng giòn ngay từ thượng nguồn suối ĐạMí và một món thập cẩm đa vị đa sắc. Quả “play rcọ” lấy tận rừng Bảo Lộc, mang về phơi khô cùng giả nhỏ với muối, ớt cay, cá “canhhào”, đọt mây, kiệu, gừng. Món này vừa có đắng của mây, cay của gừng, ngọt của củ kiệu, trong đó chua của “play rcọ” là chủ đạo. K’Miếu khái quát: “Mình nói nhà báo hiểu không thì tùy, muốn ăn cái ngọt ra chợ, cái chua Bảo Lộc, cái đắng Tố Lan”.
Ka Triển quay lưng lại làm một ngụm đế rồi hào sảng kể một thôi, dài gần nửa quãng cắm đi rẫy. “Sáng nay mình nhắc con cho nó biết, hồi xưa khổ, giã lúa bằng tay, lấy nước đi xa, đựng bằng cái bầu; buổi sáng dậy sớm nấu cơm bỏ vào “xóc” mang lên rừng, đằng sau gùi củi, cắm cái búa, mang cái nước, đằng trước đeo con,…Bây giờ nước gần nhà mà mày không chịu rửa xoong, rửa ly; giờ muốn đẻ thì có trạm xá gần đó…Mấy con không biết làm ăn…”. Đứa con gái của chị đang lúi húi bên trong. Chị còn ra điệu bộ vái:
-“Sáng nay mình làm con gà là “Ơi Yàng”, làm nếp cũng “Ơi Yàng…!”. Mình ăn gì mình báo, “ơi Yàng”.
Yàng là thế lực có sức mạnh và thiêng liêng trong tín ngưỡng vạn vật hữu linh của đồng bào nhiều dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ăn gì thành tâm mời Yàng nấy, Ngài sẽ phù hộ, giúp đỡ.
K’Trọng là sinh viên đầu tiên của buôn Tố Lan, 26 tuổi, đang học bác sỹ đa khoa năm 3 tại Hà Nội. Cậu tự hào được chứng kiến sự kiện Thăng Long - Hà Nội nghìn năm. Nhưng khiêm tốn, nhỏ nhẹ và nhiều suy tư: “Mình đi như thế không phải chỉ riêng mình, ở đây đồng bào còn nhiều cái khó khăn, bạn bè cùng lứa thì nó lấy vợ lấy chồng hết rồi…”. Con trai của già làng mà. Buôn mới chỉ có 2 thanh niên học xong lớp 12, ngoài K’Trọng, K’Hoàng xung phong đi bộ đội, ra Tết nhập ngũ.
Cảm ơn mọi người ở nhà K’Miếu, tôi tìm đến nhà trưởng thôn K’Đô. Dọc hai bên con đường nhựa, cờ đỏ sao vàng phấp phới trước mọi căn nhà mà theo K’Đô 100% đều xây tường nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nào cũng xúm xụm, rểnh rảng quanh mâm cơm ngày Tết. K’Đô 36 tuổi, mới nhậm chức 3 tháng. Anh thú thật chưa nắm được nhiều, nhưng mấy thông tin sau thì anh quả quyết. Đó là, nước sạch sinh hoạt về đến mọi nhà theo đường ống, còn 5 hộ chưa có tivi, nhiều hộ dùng kỹ thuật số; 95% hộ có xe máy; 11 em đang học THCS tại trường nội trú huyện. Tết Tân Mão có bảy hộ khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ, 15 hộ con đông xã hỗ trợ kẹo bánh. Tối 30 Tết lãnh đạo xã vô chúc tết buôn. Buôn có một nhà “tình nghĩa” của Ka Phèn, còn hầu hết là nhà “tình thương”. Buôn có 2 bộ cồng chiêng, của chung một bộ và già làng K’Tròi một bộ…
Ba mặt con, con đầu là K’Đức học lớp 7 trường nội trú. Vợ anh ngồi vệ cửa cùng vào chuyện. Xinh. Tôi chợt nhớ câu thơ bà Ka Réo đắc chí ngâm nga lúc nãy: “Đường Tố Lan hẹp/Gái Tố Lan vừa đẹp vừa thơm” và thơ của cậu K’Trọng tự cảm tác: “Tố Lan vừa đẹp vừa hiền/Bốn bên dốc suối, núi liền Nùng An”.
-“Còn đẻ nữa không?”, tôi hỏi K’Đô.
- “Đẻ khi nào hết buồng thì thôi”.
Nghe ra thật khẳng khái nhưng kỳ thật là anh đang bông phèng với vợ.
- “Nói đùa vậy thôi, chứ đẻ nhiều thiếu thốn, còn lo ăn học, con người ta ăn học, con nhà mình không có sau này nó khổ”, anh nói.
Đang trò chuyện với vợ chồng K’Đô thì K’Nhíp là cháu ruột K’Đô làm rẫy tận buôn Tôn K’Long, xã Đạ Pal cách hơn 30 km cùng nhóm thanh niên du Xuân vào. Không khí sôi động hẳn. K’Brông, thôn 8, xã Mỹ Đức, học lớp 12 trường nội trú huyện; K’Sim và K’Bría buôn Tố Lan và Mai Thanh Thủy cán bộ lâm trường trực Tết chốt Tôn K’Long. Các bạn trẻ cho biết, ở đâu đêm qua thanh niên Châu Mạ cũng tổ chức đón giao thừa, vui gần thâu đêm. Nhảy và hát tân nhạc, nhưng K’Brông tự hào trả lời tôi: “Cháu biết múa điệu của đồng bào, biết đánh chiêng trong lễ đâm trâu”.
- Thế Đạ Pal, Mỹ Đức có nấu bánh chưng, bánh tét không các bạn ? tôi hỏi.
- Đạ Pal ai cũng có nấu bánh tét, bánh chưng, bánh ống cũng nhiều, nhà cháu nấu hơn 10 cây, K’Nhíp nói.
- Chỗ cháu cũng có cả bánh ống và bánh tét, K’Brông phụ họa.
Ngày xưa buôn chỉ làm bánh ống, bây giờ học được người Kinh, nhà nào cũng gói và nấu bánh tét, bánh chưng, đầy đủ nhân thịt, đậu…, K’Đô cho biết thêm.
Cũng nếp bỏ ống, nhưng không nướng như cơm lam của người Thái. Bánh lam, còn gọi là bánh ống, đặc sản lâu đời của bà con Châu Mạ. Nếp vào ống lô ô nhỏ, gọi là ống con (ting kòn), ống con nút lá chuối khô, bỏ vào ống lớn làm nồi, gọi là ống mẹ (ting me) rồi luộc. Tố Lan năm nay không có ống mẹ nên không làm được. Rất may K’Nhíp xách hai bánh ống về cho tôi mục sở thị.
K’Nhíp khui một chóe rượu cần đã ủ 60 ngày bưng ra giữa nhà. K’Đô cắm cần, thử, đưa tôi và yêu cầu: “Mỗi người một cò, uống không được chạm cò nhé”. Phải ba hơi không dứt cần tôi mới hoàn thành định mức quen thuộc của “lệ làng”.
- “Cả ngột” (ngon và ngọt), tôi “hà…” lên giữa vòng tròn rôm rả của đám thanh niên. Những hàng xóm của K’Đô cũng nói cười râm ran bên chóe rượu, nhà Ka Dạch, Ka Pút…
Mặt trời nấp núi từ lâu tôi mới dứt ra được khỏi không gian thân thương Tố Lan. Chếnh choáng rượu và tình người. Tiếng cười no ấm nghiêng nghiêng…
- “Ưn ngài, ngăchjơ Tố Lan !” (cảm ơn, chào tạm biệt Tố Lan nhé !).
Bút ký: Minh Đạo