Tết ra cận kề nơi biên cương hải đảo của Tổ quốc. Mọi hoạt động thường nhật của bộ đội không đổi thay. Ba ngày còn lại của năm 2011, đảo chìm Thuyền Chài rộn ràng không khí đón năm mới và đong đầy tâm sự...
Lính mới- Hà Văn Dũng (trái) và Nguyễn Xuân Quý mới ra đảo 4 ngày trang trí Tết |
14 giờ 20 ngày 26/12, Trường Sa 22 nhổ neo đi đến đảo Thuyền Chài, theo hướng tây nam, hải trình khoảng 120 lý. Chiều 27, thả neo, hạ xuồng đưa hàng và quân vào đảo. Mưa, sóng quất mặt. Đoàn báo chí được chia làm 2 nhóm đi đến điểm A và B. Tôi được chỉ định phụ trách nhóm điểm B. Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Trưởng đoàn công tác nhìn ra biển tần ngần và đăm chiêu. Anh quay lại nói với tôi: “Tình hình sóng và gió lớn, anh thống nhất với nhóm đi B có quyết tâm lên đảo không, nếu anh em cảm thấy không quyết tâm thì hoãn lại, nhưng không chắc ngày mai thời tiết tốt hơn”. Hạ quyết tâm, 10 phóng viên báo chí, 14 cán bộ, chiến sỹ xuống 3 chiếc xuồng. Cắt sóng, lựa gió lên bãi san hô. “Xuồng chuyển tải” kéo nhau vượt mép xanh vào bãi thì bị sóng đánh lạc tay lái. Bộ đội nhanh chóng mở dây, thả xuồng tránh úp. Rất may có con sóng lớn đẩy được chiếc xuồng tấp lên bãi. “Xuồng CQ” của chúng tôi mắc kẹt san hô. Nhảy ào xuống biển, chúng tôi đẩy xuồng trượt mặt san hô từng đoạn. Vật lộn với sóng gió, người và hàng đều vào được đảo an toàn.
Điểm B đảo Thuyền Chài do thượng úy Nguyễn Văn Ngọc (quê Hà Nội) làm điểm trưởng, đại úy Trần Văn Trình (quê Thái Bình) là chính trị viên. Ngọc ra đảo lần này là “tăng 3”, tháng thứ 25. Bỏ 4 triệu đồng tiền túi mua con heo 70 ký và gà, ngan cho anh em thì heo và ngan bị chết trên tàu vì sóng gió. Cũng như mọi đảo chìm, cuộc sống bộ đội vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, vừa chế ngự vượt khí hậu khắc nghiệt để sống. Để có bữa ăn tươi, vẫn duy trì “đêm chạy rau”, nghĩa là bưng chậu vào nhà tránh gió; nấu cháo cá nuôi một đoàn chó mập ù; dùng đỗ xanh chăm cho đàn vịt sống...
Anh Trình cho biết, “Ở đảo, đón Xuân khác đất liền, không nghỉ ngơi mà càng nhiều việc hơn. Có sóng điện thoại, cảm nhận được gần với đất liền hơn. Gần đây được quan tâm nhiều, trước đây 3-4 tháng mới có lá thư từ đất liền ra”. Các anh tự làm mọi thứ, từ gói bánh chưng, thịt gà, mổ heo đến làm cành mai, câu đối... Tết năm ngoái, các anh có câu đối: “Đón Xuân về đơn vị vững niềm tin-Mừng Tết đến sắt son người giữ đảo”. Không đối thanh đối ý, nhưng bật sáng một tinh thần đoàn kết và quả cảm.
Dưới nhà bếp anh em làm bánh chưng, ở hội trường thì kẻ vẽ trang trí, làm báo tường “Mừng Đảng mừng Xuân”. Chính trị viên Trình mở máy tính hỏi tôi phông chữ thư pháp làm câu đối. Đang loay hoay không có phông này thì “chộp” được đại úy Mai Văn Lưu - trưởng đảo Thuyền Chài, ở điểm A sang để ra tàu vào bờ. Lưu hí húi vẽ câu đối do anh, Trình và tôi cùng góp từ: “Biển xanh vỗ sóng mừng Xuân mới-Đảo nhỏ kiên trung đón Tết về”. Lưu được nghỉ phép 2 tháng rưỡi, sẽ về quê Nghi Lộc, Nghệ An với vợ và con gái đầu 5 tuổi. Không dấu nổi niềm vui, anh nói với tôi: “Đợt này, chúng cháu sẽ sinh thêm một cháu nữa chú ạ”.
Điểm B đảo Thuyền Chài do thượng úy Nguyễn Văn Ngọc (quê Hà Nội) làm điểm trưởng, đại úy Trần Văn Trình (quê Thái Bình) là chính trị viên. Ngọc ra đảo lần này là “tăng 3”, tháng thứ 25. Bỏ 4 triệu đồng tiền túi mua con heo 70 ký và gà, ngan cho anh em thì heo và ngan bị chết trên tàu vì sóng gió. Cũng như mọi đảo chìm, cuộc sống bộ đội vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, vừa chế ngự vượt khí hậu khắc nghiệt để sống. Để có bữa ăn tươi, vẫn duy trì “đêm chạy rau”, nghĩa là bưng chậu vào nhà tránh gió; nấu cháo cá nuôi một đoàn chó mập ù; dùng đỗ xanh chăm cho đàn vịt sống...
Anh Trình cho biết, “Ở đảo, đón Xuân khác đất liền, không nghỉ ngơi mà càng nhiều việc hơn. Có sóng điện thoại, cảm nhận được gần với đất liền hơn. Gần đây được quan tâm nhiều, trước đây 3-4 tháng mới có lá thư từ đất liền ra”. Các anh tự làm mọi thứ, từ gói bánh chưng, thịt gà, mổ heo đến làm cành mai, câu đối... Tết năm ngoái, các anh có câu đối: “Đón Xuân về đơn vị vững niềm tin-Mừng Tết đến sắt son người giữ đảo”. Không đối thanh đối ý, nhưng bật sáng một tinh thần đoàn kết và quả cảm.
Dưới nhà bếp anh em làm bánh chưng, ở hội trường thì kẻ vẽ trang trí, làm báo tường “Mừng Đảng mừng Xuân”. Chính trị viên Trình mở máy tính hỏi tôi phông chữ thư pháp làm câu đối. Đang loay hoay không có phông này thì “chộp” được đại úy Mai Văn Lưu - trưởng đảo Thuyền Chài, ở điểm A sang để ra tàu vào bờ. Lưu hí húi vẽ câu đối do anh, Trình và tôi cùng góp từ: “Biển xanh vỗ sóng mừng Xuân mới-Đảo nhỏ kiên trung đón Tết về”. Lưu được nghỉ phép 2 tháng rưỡi, sẽ về quê Nghi Lộc, Nghệ An với vợ và con gái đầu 5 tuổi. Không dấu nổi niềm vui, anh nói với tôi: “Đợt này, chúng cháu sẽ sinh thêm một cháu nữa chú ạ”.
Đời binh nghiệp ở đảo bổng trầm cảm xúc theo nhiệm vụ là vậy. Thiếu úy Hà Văn Dũng, quê xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương tâm sự sao mà chao chạnh nỗi niềm đến thế ! Dũng 27 tuổi, nhập ngũ năm 2005, lần đầu ra đảo, nhận nhiệm vụ quân y. Anh vừa cưới vợ ngày 6/12, chỉ 3 ngày bên người vợ trẻ, đã lên đường ra đảo. Vợ Dũng là Trần Thị Ngọc, 23 tuổi, y sỹ ở Hải Phòng. Dũng kể: “Đang nghỉ phép nhưng cấp trên yêu cầu phải đi, sẵn sàng nhận nhiệm vụ lên đường thôi. Vợ cháu khóc nhiều. Cháu động viên vợ là em chịu khó ở nhà, giữ sức khỏe, chăm sóc mẹ giúp anh. Anh đi 1 năm anh sẽ về… Vợ cháu chở ra bến xe Hải Dương rồi về ngay, không dám ở lại, sợ chia tay không chịu nổi...”.
Đại úy Trần Văn Trình cho biết: Điểm B có một bàn thờ đồng chí Nguyễn Quốc Huy (Quảng Bình), thượng úy, hy sinh năm 1997 trong khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả các điểm đảo có liệt sỹ đều được phép lập bàn thờ để ngày rằm, nguyệt tận, năm hết tết đến anh em thắp hương. Ngày tết, văn nghệ karaoke, thi đánh cờ tướng và chúc nhau “y sỹ thất nghiệp”. Trước khi ra đảo, mặc dù được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, nhưng nơi đầu sóng ngọn gió chẳng biết đâu mà lường…
Ở điểm B, người có thâm niên trụ đảo nhiều nhất là thượng úy Nguyễn Xuân Quảng, sinh năm 1971, quê Tuyên Hóa, Quảng Bình: 19 tuổi quân, 129 tháng ở đảo. Hiện đang là “tăng” thứ 10 (“tăng” đầu tiên tháng 9/1993, “tăng” thứ 10 tháng 7/2011). Anh có mặt ở nhiều đảo: Đá Đông, Thuyền Chài, Đá Thị, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Đá Tây, Núi Le. Vợ làm kế toán tại xã Nam Hóa ở quê chăm sóc 2 con nhỏ 5 tuổi và 3 tuổi. Quảng nhớ lại, lần đầu tiên ra đảo, phải năn nỉ xin đến ngày thứ 10 cấp trên mới chấp nhận. Hồi đó, anh làm nhiệm vụ ở điểm C đảo Đá Đông. Còn khó khăn rất nhiều, đêm không ngủ, thắp đèn bão viết thư gửi đất liền (phương tiện liên lạc chủ yếu với người thân). Mỗi tuần, điểm A mang video sang chiếu phim một lần, sóng to thì nhịn. Ngày tết, 3 điểm chỉ có 1 con heo cùng chia nhau. Một lời khuyên cho tân binh, Quảng nói: “Chiến sỹ trẻ nên xung phong ra đảo, đó là môi trường rèn luyện rất tốt cho con người”.
Chiều 29, các chiến sỹ hoàn thành nhiệm vụ được ra tàu để vào bờ. Điểm đảo còn 3 anh em chưa có vợ, cùng sinh năm 1983, cùng thiếu úy chuyên nghiệp: Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Ngọc Luân và Nguyễn Hữu Nam. Xuồng rời bến, những cánh tay trên bến dưới xuồng vẫy chào chia tay. Xúc động dâng trào… Bịn rịn và cả rơm rớm nước mắt. Anh Thường nhắn với theo: “Nam ơi…về lấy vợ nhá !”…
Đại úy Trần Văn Trình cho biết: Điểm B có một bàn thờ đồng chí Nguyễn Quốc Huy (Quảng Bình), thượng úy, hy sinh năm 1997 trong khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả các điểm đảo có liệt sỹ đều được phép lập bàn thờ để ngày rằm, nguyệt tận, năm hết tết đến anh em thắp hương. Ngày tết, văn nghệ karaoke, thi đánh cờ tướng và chúc nhau “y sỹ thất nghiệp”. Trước khi ra đảo, mặc dù được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, nhưng nơi đầu sóng ngọn gió chẳng biết đâu mà lường…
Ở điểm B, người có thâm niên trụ đảo nhiều nhất là thượng úy Nguyễn Xuân Quảng, sinh năm 1971, quê Tuyên Hóa, Quảng Bình: 19 tuổi quân, 129 tháng ở đảo. Hiện đang là “tăng” thứ 10 (“tăng” đầu tiên tháng 9/1993, “tăng” thứ 10 tháng 7/2011). Anh có mặt ở nhiều đảo: Đá Đông, Thuyền Chài, Đá Thị, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Đá Tây, Núi Le. Vợ làm kế toán tại xã Nam Hóa ở quê chăm sóc 2 con nhỏ 5 tuổi và 3 tuổi. Quảng nhớ lại, lần đầu tiên ra đảo, phải năn nỉ xin đến ngày thứ 10 cấp trên mới chấp nhận. Hồi đó, anh làm nhiệm vụ ở điểm C đảo Đá Đông. Còn khó khăn rất nhiều, đêm không ngủ, thắp đèn bão viết thư gửi đất liền (phương tiện liên lạc chủ yếu với người thân). Mỗi tuần, điểm A mang video sang chiếu phim một lần, sóng to thì nhịn. Ngày tết, 3 điểm chỉ có 1 con heo cùng chia nhau. Một lời khuyên cho tân binh, Quảng nói: “Chiến sỹ trẻ nên xung phong ra đảo, đó là môi trường rèn luyện rất tốt cho con người”.
Chiều 29, các chiến sỹ hoàn thành nhiệm vụ được ra tàu để vào bờ. Điểm đảo còn 3 anh em chưa có vợ, cùng sinh năm 1983, cùng thiếu úy chuyên nghiệp: Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Ngọc Luân và Nguyễn Hữu Nam. Xuồng rời bến, những cánh tay trên bến dưới xuồng vẫy chào chia tay. Xúc động dâng trào… Bịn rịn và cả rơm rớm nước mắt. Anh Thường nhắn với theo: “Nam ơi…về lấy vợ nhá !”…
Lính cũ- Nguyễn Văn Thể (trái) và Chu Văn Huy gói bánh chưng. |
Đảo trưởng Mai Văn Lưu làm câu đối Tết. |
Chia tay đảo thân thương để về với đất liền. |
MINH ĐẠO