Chiều ba mươi Tết năm Canh Dần vơi dần. Chẳng có chiều nông nhàn. Nhà nông xã An Nhơn, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh vẫn cần cù, nhẫn nại trên cánh đồng nắng nỏ đến sạm da. Họ là những người từ nhiều miền quê ở đất Bắc, đất Trung du cư vào lập nghiệp.
Đất bạc màu, giá cả phân tro cao ngất ngưởng… Làm ăn thật khó trăm bề. Chị Âu Thị Nim, dân tộc Nùng, thôn 4a, An Nhơn vừa vãi phân NPK, vừa nói: Lúa bị rầy đã khổ, sợ nhất là bị lùn xoắn lá (ảnh 1). Bởi vậy, phải thường để mắt coi đồng và xịt thuốc trừ rầy (ảnh 2).
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, chẳng sai. “Nó vừa đẻ được 3 ngày, đi lúa ngúa ra đường tôi sợ xe lắm nên phải đi cắt cỏ cho mẹ con nó đây”- anh Nguyễn Văn Úy, thôn 6, thị trấn nói (ảnh 3). “Không sợ nghèo thì nuôi vịt”, nhưng hơn 100 con vịt non tuổi không thể bán kịp Tết, anh Nhật, thôn 6 đành phải đi chăn cả ba ngày Tết (ảnh 4).
Không có thời gian thì buộc mẹ con nhà trâu vào cột điện gặm cỏ và ngắm khói đồng trôi suốt chiều ba mươi…(ảnh 5).
Đất bạc màu, giá cả phân tro cao ngất ngưởng… Làm ăn thật khó trăm bề. Chị Âu Thị Nim, dân tộc Nùng, thôn 4a, An Nhơn vừa vãi phân NPK, vừa nói: Lúa bị rầy đã khổ, sợ nhất là bị lùn xoắn lá (ảnh 1). Bởi vậy, phải thường để mắt coi đồng và xịt thuốc trừ rầy (ảnh 2).
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, chẳng sai. “Nó vừa đẻ được 3 ngày, đi lúa ngúa ra đường tôi sợ xe lắm nên phải đi cắt cỏ cho mẹ con nó đây”- anh Nguyễn Văn Úy, thôn 6, thị trấn nói (ảnh 3). “Không sợ nghèo thì nuôi vịt”, nhưng hơn 100 con vịt non tuổi không thể bán kịp Tết, anh Nhật, thôn 6 đành phải đi chăn cả ba ngày Tết (ảnh 4).
Không có thời gian thì buộc mẹ con nhà trâu vào cột điện gặm cỏ và ngắm khói đồng trôi suốt chiều ba mươi…(ảnh 5).
Phóng sự ảnh: Minh Đạo