Muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, phải bắt đầu từ đào tạo đội ngũ thầy, cô giáo. Theo đó, “nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên (GV) đại học, cao đẳng” chính là sự mở đầu, đột phá có ý nghĩa quyết định.
CHẤT LƯỢNG NẰM Ở “NỘI LỰC”
Một hội thảo xoay quanh vấn đề chất lượng GV diễn ra tại Đà Lạt thu hút khá nhiều nhà khoa học, nhà giáo đến từ nhiều cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Theo GS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, “động lực dạy học của giáo viên có vấn đề suy giảm: 65% còn yêu nghề, 60-70% gắn nghề với trách nhiệm, còn lại không nhỏ chán nghề”. Vì vậy, GS Trần Kiều cho rằng, biện pháp cực kỳ quan trọng là giải quyết vấn đề sư phạm như thế nào? Chất lượng sư phạm được xét trên 3 yếu tố: đầu vào, quá trình và đầu ra. “Các trường sư phạm nói chung của Việt Nam không có mục tiêu đào tạo. Trong khi có hệ thống chuẩn trường phổ thông nhưng các trường sư phạm lại chưa có hệ thống chuẩn hóa”, ông Kiều nhận xét.
Cũng theo hướng nhìn này, PGS, TS Hoàng Văn Cẩn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh cho rằng: ngành sư phạm là một môi trường, là nghề nhưng chưa được xác định rõ là một ngành, nghề. Chất lượng không chỉ là dạy giỏi, nhiều phương pháp, nhiều kinh nghiệm mà nằm ở “nội lực”. Theo ông Cẩn, “Dạy học vừa có điểm giống, vừa khác với những nghề nghiệp khác, người thầy giáo không chỉ là người dạy mà còn phải là người biết học (qua việc dạy). Người thầy giáo, ngoài cái tài (kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm, sáng kiến…), cái tâm (tư cách, đạo đức, ý thức nghề nghiệp…) rất cần phải có bản lĩnh (sự chủ động, tự chủ, dám chịu trách nhiệm, ý chí vươn lên…)”.
Số liệu của Giám đốc Học viện quản lý giáo dục, PGS, TS Trần Ngọc Giao cho thấy GV có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học, cao đẳng còn quá ít. Tính đến năm 2010, bậc cao đẳng: Ths 29,35%, TS 2,4%; bậc đại học, Ths 43,36% và TS 14,09%.
DẠY HỌC LÀ MỘT NGHỀ
Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong các cơ sở giáo dục đại học, cần đến nhiều nhóm giải pháp, nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác. Nhưng trước hết, cần xác định cụ thể và khoa học hơn, rằng: dạy học là một nghề.
Đào tạo GV cần phải có quá trình và quy trình cụ thể. Theo quan điểm này, PGS, TS Hoàng Văn Cẩn đã chia ra các nhóm giải pháp, bao gồm: tuyển sinh-đào tạo và đãi ngộ; chuẩn nghề nghiệp và chuẩn GV; khuyến khích và sàng lọc; ý thức nghề nghiệp và “nội lực” của GV. Ý thức nghề nghiệp và “nội lực” của GV, theo ông gọi là “siêu giải pháp”, bởi chủ nhân cũng là người thụ hưởng, chịu sự chi phối của giải pháp do mình và vì mình. Đây cũng có thể gọi là giải pháp suốt đời, mang đậm định tính hơn định lượng, thuộc phẩm chất hơn là năng lực, nhưng có tác dụng đặc biệt tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Ý thức nghề nghiệp đòi hỏi người GV phải phấn đấu vươn lên. Nội lực là động lực bên trong giúp người GV có khát vọng và tìm ra được những biện pháp để chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp. Khi có năng lực nghề nghiệp, người GV sẽ biết cách sử dụng quỹ thời gian cũng như phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu; đồng thời biết cách tiếp thu tích cực những thành tựu của nghề nghiệp để làm giàu vốn sống, vốn kiến thức cho bản thân và cho nghề nghiệp.
Ở góc nhìn cụ thể hơn, Ths Lê Duy An - Chủ nhiệm khoa Tự nhiên, TS Phan Quốc Lữ - Chủ nhiệm khoa Xã hội (CĐSP Đà Lạt) đã đề xuất những giải pháp. Ông An cho rằng, trước hết, khâu tuyển dụng GV- yếu tố quan trọng hàng đầu, sau nữa, đó là quản lý hoạt động chuyên môn; rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu. Với TS Phan Quốc Lữ, “muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV, yêu cầu tối thiểu đầu tiên là phải đảm bảo đủ về số lượng”. Tiếp theo là chất lượng GV, được thể hiện ở chất lượng hiệu quả đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đó còn là công tác quản lý đội ngũ, công tác kiểm tra, đánh giá…
Với 28 bài tham luận và ý kiến, phần nào các tác giả đã nêu lên những thực trạng của đội ngũ GV tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nói chung, các trường sư phạm nói riêng hiện nay. Những ý kiến đều tập trung nêu bật vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực đội ngũ GV.
Đây cũng là tinh thần được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên trong dịp làm việc tại Trường CĐSP Đà Lạt cách đây mấy ngày. Bà thẳng thắn nhấn mạnh về một số điểm yếu của ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đó là phương pháp giảng dạy ở bậc đại học còn lạc hậu, người học luôn luôn thụ động nghe giảng. Nội dung giảng dạy chậm đổi mới, nhất là chương trình. Đội ngũ người thầy còn thụ động, năng lực về tin học và ngoại ngữ còn kém. Cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; đầu tư cho giáo dục rất nhiều nhưng cơ sở vật chất - kỹ thuật còn rất kém. Đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu xong rồi để đó. Giáo viên đào tạo ra mới phát triển theo chiều rộng, có quy mô chứ chưa chú trọng đến chất lượng, vì vậy phải đào tạo lại. Công tác đào tạo chất lượng không cao, do đó không có sự đóng góp nhiều cho sự phát triển đất nước bằng con đường khoa học công nghệ.
CHẤT LƯỢNG NẰM Ở “NỘI LỰC”
Một hội thảo xoay quanh vấn đề chất lượng GV diễn ra tại Đà Lạt thu hút khá nhiều nhà khoa học, nhà giáo đến từ nhiều cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Theo GS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, “động lực dạy học của giáo viên có vấn đề suy giảm: 65% còn yêu nghề, 60-70% gắn nghề với trách nhiệm, còn lại không nhỏ chán nghề”. Vì vậy, GS Trần Kiều cho rằng, biện pháp cực kỳ quan trọng là giải quyết vấn đề sư phạm như thế nào? Chất lượng sư phạm được xét trên 3 yếu tố: đầu vào, quá trình và đầu ra. “Các trường sư phạm nói chung của Việt Nam không có mục tiêu đào tạo. Trong khi có hệ thống chuẩn trường phổ thông nhưng các trường sư phạm lại chưa có hệ thống chuẩn hóa”, ông Kiều nhận xét.
Cũng theo hướng nhìn này, PGS, TS Hoàng Văn Cẩn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh cho rằng: ngành sư phạm là một môi trường, là nghề nhưng chưa được xác định rõ là một ngành, nghề. Chất lượng không chỉ là dạy giỏi, nhiều phương pháp, nhiều kinh nghiệm mà nằm ở “nội lực”. Theo ông Cẩn, “Dạy học vừa có điểm giống, vừa khác với những nghề nghiệp khác, người thầy giáo không chỉ là người dạy mà còn phải là người biết học (qua việc dạy). Người thầy giáo, ngoài cái tài (kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm, sáng kiến…), cái tâm (tư cách, đạo đức, ý thức nghề nghiệp…) rất cần phải có bản lĩnh (sự chủ động, tự chủ, dám chịu trách nhiệm, ý chí vươn lên…)”.
Số liệu của Giám đốc Học viện quản lý giáo dục, PGS, TS Trần Ngọc Giao cho thấy GV có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học, cao đẳng còn quá ít. Tính đến năm 2010, bậc cao đẳng: Ths 29,35%, TS 2,4%; bậc đại học, Ths 43,36% và TS 14,09%.
DẠY HỌC LÀ MỘT NGHỀ
Để nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong các cơ sở giáo dục đại học, cần đến nhiều nhóm giải pháp, nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác. Nhưng trước hết, cần xác định cụ thể và khoa học hơn, rằng: dạy học là một nghề.
Đào tạo GV cần phải có quá trình và quy trình cụ thể. Theo quan điểm này, PGS, TS Hoàng Văn Cẩn đã chia ra các nhóm giải pháp, bao gồm: tuyển sinh-đào tạo và đãi ngộ; chuẩn nghề nghiệp và chuẩn GV; khuyến khích và sàng lọc; ý thức nghề nghiệp và “nội lực” của GV. Ý thức nghề nghiệp và “nội lực” của GV, theo ông gọi là “siêu giải pháp”, bởi chủ nhân cũng là người thụ hưởng, chịu sự chi phối của giải pháp do mình và vì mình. Đây cũng có thể gọi là giải pháp suốt đời, mang đậm định tính hơn định lượng, thuộc phẩm chất hơn là năng lực, nhưng có tác dụng đặc biệt tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
Ý thức nghề nghiệp đòi hỏi người GV phải phấn đấu vươn lên. Nội lực là động lực bên trong giúp người GV có khát vọng và tìm ra được những biện pháp để chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp. Khi có năng lực nghề nghiệp, người GV sẽ biết cách sử dụng quỹ thời gian cũng như phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu; đồng thời biết cách tiếp thu tích cực những thành tựu của nghề nghiệp để làm giàu vốn sống, vốn kiến thức cho bản thân và cho nghề nghiệp.
Ở góc nhìn cụ thể hơn, Ths Lê Duy An - Chủ nhiệm khoa Tự nhiên, TS Phan Quốc Lữ - Chủ nhiệm khoa Xã hội (CĐSP Đà Lạt) đã đề xuất những giải pháp. Ông An cho rằng, trước hết, khâu tuyển dụng GV- yếu tố quan trọng hàng đầu, sau nữa, đó là quản lý hoạt động chuyên môn; rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu. Với TS Phan Quốc Lữ, “muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV, yêu cầu tối thiểu đầu tiên là phải đảm bảo đủ về số lượng”. Tiếp theo là chất lượng GV, được thể hiện ở chất lượng hiệu quả đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đó còn là công tác quản lý đội ngũ, công tác kiểm tra, đánh giá…
Với 28 bài tham luận và ý kiến, phần nào các tác giả đã nêu lên những thực trạng của đội ngũ GV tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nói chung, các trường sư phạm nói riêng hiện nay. Những ý kiến đều tập trung nêu bật vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực đội ngũ GV.
Đây cũng là tinh thần được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên trong dịp làm việc tại Trường CĐSP Đà Lạt cách đây mấy ngày. Bà thẳng thắn nhấn mạnh về một số điểm yếu của ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Đó là phương pháp giảng dạy ở bậc đại học còn lạc hậu, người học luôn luôn thụ động nghe giảng. Nội dung giảng dạy chậm đổi mới, nhất là chương trình. Đội ngũ người thầy còn thụ động, năng lực về tin học và ngoại ngữ còn kém. Cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; đầu tư cho giáo dục rất nhiều nhưng cơ sở vật chất - kỹ thuật còn rất kém. Đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu xong rồi để đó. Giáo viên đào tạo ra mới phát triển theo chiều rộng, có quy mô chứ chưa chú trọng đến chất lượng, vì vậy phải đào tạo lại. Công tác đào tạo chất lượng không cao, do đó không có sự đóng góp nhiều cho sự phát triển đất nước bằng con đường khoa học công nghệ.
MINH ĐẠO