Chiêng trao tay, lửa cháy hồng. Lũ làng trai gái K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru, M’Nông cùng hòa nhịp múa xoang, cùng tấu lên những bản chiêng lễ hội sum vầy. Đêm hoan ca, giao cảm. Đêm cộng cảm, chan hòa.
Chiều Đạ Tẻh ngày 29/4, khi cái nắng oi nồng dịu đi trên những ngọn gió núi, đoàn diễu hành xe cổ động Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ V của 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện trong tỉnh xuất phát với lộ trình hơn 30 km từ Đạ Tẻh đến huyện Cát Tiên. Đúng 18 giờ 30, chương trình carnaval cồng chiêng diễn ra dọc các con đường của thị trấn huyện Đạ Tẻh: 30/4- Nguyễn Đình Chiểu- 3/2-Trung tâm Văn hóa-Thể thao.
Tại Đài tưởng niệm huyện, nghi thức Lễ dâng hương và xin lửa trong không khí nghiêm trang, trầm mặc. Vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ” trang trọng đặt lên Đài.
Lửa là phần hồn vía trong tín ngưỡng dân gian với những giá trị thiêng liêng của nó. Trong tĩnh lặng của trời đất, mọi người cùng hướng về ngọn lửa, hướng về một thế giới huyền bí. Không gian hú gọi, ngọn lửa bập bùng xua tan tăm tối…Buôn làng mở hội, lễ cúng gọi thần Lửa diễn ra với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng...Những vật thiêng như cây nêu, nhà cúng rẫy, chóe rượu cần, chiêng mẹ chiêng con…trôi trong không gian huyền thoại của lửa. Nhịp xoang quyến rũ, sắc thổ cẩm lung linh. Thanh âm của chiêng, tù và, của trống, lục lạc rộn vang…Dòng người nối nhau tụ về địa điểm chính lễ hội- Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đạ Tẻh.
Sau nghi thức khai mạc, “Đêm lửa nghe chiêng” bắt đầu. Một cây nêu cao, thân cột được trang trí chạm khắc bằng những hoa văn tượng trưng bông lúa, núi đồi, sông suối, những họa tiết màu sắc rực rỡ. Và những đường nét tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cây cối, mặt trời và mặt trăng...Phía trên là những tua vót từ thân le, nứa nhuộm nhiều màu, lủng lẳng các biểu tượng con chim, cái cá… Cây nêu nối trời với đất và con người. Một cây nêu thể hiện sự trù phú, ấm no và vui tươi của cuộc sống buôn làng…
Bên cái “cầu nối” giữa vũ trụ bao la ấy, già làng K’Thế thôn Bù Liêng, thị trấn Lâm Hà đứng lên làm chủ lễ. Trong tiếng chiêng vọng ngân xa, giọng già làng vang lên: “Hỡi lũ làng, sau một năm vất vả với cái nương cái rẫy, hôm nay lúa đã chất đầy kho, rượu cần đã đến ngày khai chóe. Chúng ta cùng tụ hội về đây để tạ ơn Yang và các thần linh đã cho buôn làng một năm mưa thuận gió hòa, cho cái nương cái rẫy tốt tươi, lúa trên nương trĩu hạt, cho đàn heo nhiều như con kiến đen, cho đàn trâu nhiều như con ốc dưới suối. Hỡi lũ làng ! Chúng ta cùng về đây mở hội…!”.
¬¬¬
Sau ba hồi tù và của già làng K’Thế lẫn vào rừng, vọng vào núi, 50 cây đuốc, 12 dàn chiêng, 12 trống từ 4 phía tụ vào trung tâm. Gần 300 nghệ nhân K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru và M’Nông sinh sống trên miền đất cao nguyên cùng hòa nhập thành một khối hùng vĩ như núi rừng Tây Nguyên.
Một con gà trống được cắt tiết làm vật hiến sinh để xin hạ chiêng. Chiêng trao tay, lửa cháy hồng. Lũ làng trai gái K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru, M’Nông cùng hòa nhịp múa xoang, cùng tấu lên những bản chiêng lễ hội sum vầy. Đêm hoan ca, giao cảm. Đêm cộng cảm, chan hòa. Không gian diễn xướng hòa quyện vào lung linh huyền thoại của 12 đống lửa. Không gian sinh tồn của những con dân miền núi cao và của các vị thần linh thiêng có lửa sáng và rượu cần thơm. Bừng sáng, rạng rỡ những nụ cười, khỏa lấp những nhọc nhằn vì nắng gió.
Nghệ nhân YaBa, dân tộc ChuRu đến từ Duom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương nói: « Mình đi nhiều nơi rồi, giao lưu nhiều rồi, tổ chức như thế này cho con cháu nó vui. Anh em cùng chung một dòng nước để uống, một mùa rẫy để ăn. Phải đoàn kết với nhau để cái chiêng nó nói đúng lời, chóe rượu nó ngọt cái cần...».
Âm thanh, điệu thức của chiêng mời gọi nhịp chân xoang. Chiêng vang tiếng cha, chiêng ngân nga lời mẹ. Chiêng 3 Chu Ru, chiêng 6 K’Ho, Châu Mạ, M’ Nông. Chiêng rộn ràng mừng mùa lúa mới, chiêng lảnh lót thời khắc « bắt » chồng về và chiêng chậm nhịp của ngày tang lễ. Chiêng bổng chiêng trầm, chiêng tâm tình kể chuyện nương chuyện rẫy với lũ làng trong hội tụ hân hoan. Mềm mại tay em múa, nhịp nhàng với điệu xoang. Những mô phỏng thiên nhiên, những sắc màu sự sống. Vòng xoay nối kết những vòng xoay, ngược chiều kim đồng hồ như kéo dài vĩnh cửu. Ka Thiêng, sơn nữ K’Ho vui vẻ múa và nói : « Mình tự hào với điệu múa bà con mình. Nếu không say mê thì không học được đánh chiêng và múa xoang đâu. Rồi sẽ không giữ được»...
Cồng chiêng phải được sống trong không gian thiêng của nó. Vì vậy tiếng chiêng luôn trường tồn trong lòng văn hóa ẩm thực của người Tây Nguyên. Thức uống là rượu cần và thức ăn là những sản vật của núi rừng, sông suối ban tặng. « Đêm lửa nghe chiêng » Đạ Tẻh diễn ra với nhiều món ăn được bà con K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru và M’Nông chế biến thơm lựng. Những nét tập quán văn hóa hòa quyện trong một tổng thể văn hóa đa sắc, đa âm. Tất cả làm nên « không gian cồng chiêng Tây Nguyên ».
Không ai khác ngoài bà con - những chủ nhân đích thực của "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên". Không gian thiêng chính là mảnh đất sống của đời chiêng. Mảnh đất ấy là duy nhất để bảo tồn và phát triển « Di sản phi vật thể của nhân loại ». Đó là không gian làng - rừng là "môi sinh" vĩnh cửu.
Chiều Đạ Tẻh ngày 29/4, khi cái nắng oi nồng dịu đi trên những ngọn gió núi, đoàn diễu hành xe cổ động Lễ hội cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ V của 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện trong tỉnh xuất phát với lộ trình hơn 30 km từ Đạ Tẻh đến huyện Cát Tiên. Đúng 18 giờ 30, chương trình carnaval cồng chiêng diễn ra dọc các con đường của thị trấn huyện Đạ Tẻh: 30/4- Nguyễn Đình Chiểu- 3/2-Trung tâm Văn hóa-Thể thao.
Tại Đài tưởng niệm huyện, nghi thức Lễ dâng hương và xin lửa trong không khí nghiêm trang, trầm mặc. Vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ” trang trọng đặt lên Đài.
Lửa là phần hồn vía trong tín ngưỡng dân gian với những giá trị thiêng liêng của nó. Trong tĩnh lặng của trời đất, mọi người cùng hướng về ngọn lửa, hướng về một thế giới huyền bí. Không gian hú gọi, ngọn lửa bập bùng xua tan tăm tối…Buôn làng mở hội, lễ cúng gọi thần Lửa diễn ra với những nghi thức đặc biệt thiêng liêng...Những vật thiêng như cây nêu, nhà cúng rẫy, chóe rượu cần, chiêng mẹ chiêng con…trôi trong không gian huyền thoại của lửa. Nhịp xoang quyến rũ, sắc thổ cẩm lung linh. Thanh âm của chiêng, tù và, của trống, lục lạc rộn vang…Dòng người nối nhau tụ về địa điểm chính lễ hội- Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đạ Tẻh.
Sau nghi thức khai mạc, “Đêm lửa nghe chiêng” bắt đầu. Một cây nêu cao, thân cột được trang trí chạm khắc bằng những hoa văn tượng trưng bông lúa, núi đồi, sông suối, những họa tiết màu sắc rực rỡ. Và những đường nét tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cây cối, mặt trời và mặt trăng...Phía trên là những tua vót từ thân le, nứa nhuộm nhiều màu, lủng lẳng các biểu tượng con chim, cái cá… Cây nêu nối trời với đất và con người. Một cây nêu thể hiện sự trù phú, ấm no và vui tươi của cuộc sống buôn làng…
Bên cái “cầu nối” giữa vũ trụ bao la ấy, già làng K’Thế thôn Bù Liêng, thị trấn Lâm Hà đứng lên làm chủ lễ. Trong tiếng chiêng vọng ngân xa, giọng già làng vang lên: “Hỡi lũ làng, sau một năm vất vả với cái nương cái rẫy, hôm nay lúa đã chất đầy kho, rượu cần đã đến ngày khai chóe. Chúng ta cùng tụ hội về đây để tạ ơn Yang và các thần linh đã cho buôn làng một năm mưa thuận gió hòa, cho cái nương cái rẫy tốt tươi, lúa trên nương trĩu hạt, cho đàn heo nhiều như con kiến đen, cho đàn trâu nhiều như con ốc dưới suối. Hỡi lũ làng ! Chúng ta cùng về đây mở hội…!”.
¬¬¬
Sau ba hồi tù và của già làng K’Thế lẫn vào rừng, vọng vào núi, 50 cây đuốc, 12 dàn chiêng, 12 trống từ 4 phía tụ vào trung tâm. Gần 300 nghệ nhân K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru và M’Nông sinh sống trên miền đất cao nguyên cùng hòa nhập thành một khối hùng vĩ như núi rừng Tây Nguyên.
Một con gà trống được cắt tiết làm vật hiến sinh để xin hạ chiêng. Chiêng trao tay, lửa cháy hồng. Lũ làng trai gái K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru, M’Nông cùng hòa nhịp múa xoang, cùng tấu lên những bản chiêng lễ hội sum vầy. Đêm hoan ca, giao cảm. Đêm cộng cảm, chan hòa. Không gian diễn xướng hòa quyện vào lung linh huyền thoại của 12 đống lửa. Không gian sinh tồn của những con dân miền núi cao và của các vị thần linh thiêng có lửa sáng và rượu cần thơm. Bừng sáng, rạng rỡ những nụ cười, khỏa lấp những nhọc nhằn vì nắng gió.
Nghệ nhân YaBa, dân tộc ChuRu đến từ Duom A, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương nói: « Mình đi nhiều nơi rồi, giao lưu nhiều rồi, tổ chức như thế này cho con cháu nó vui. Anh em cùng chung một dòng nước để uống, một mùa rẫy để ăn. Phải đoàn kết với nhau để cái chiêng nó nói đúng lời, chóe rượu nó ngọt cái cần...».
Âm thanh, điệu thức của chiêng mời gọi nhịp chân xoang. Chiêng vang tiếng cha, chiêng ngân nga lời mẹ. Chiêng 3 Chu Ru, chiêng 6 K’Ho, Châu Mạ, M’ Nông. Chiêng rộn ràng mừng mùa lúa mới, chiêng lảnh lót thời khắc « bắt » chồng về và chiêng chậm nhịp của ngày tang lễ. Chiêng bổng chiêng trầm, chiêng tâm tình kể chuyện nương chuyện rẫy với lũ làng trong hội tụ hân hoan. Mềm mại tay em múa, nhịp nhàng với điệu xoang. Những mô phỏng thiên nhiên, những sắc màu sự sống. Vòng xoay nối kết những vòng xoay, ngược chiều kim đồng hồ như kéo dài vĩnh cửu. Ka Thiêng, sơn nữ K’Ho vui vẻ múa và nói : « Mình tự hào với điệu múa bà con mình. Nếu không say mê thì không học được đánh chiêng và múa xoang đâu. Rồi sẽ không giữ được»...
Cồng chiêng phải được sống trong không gian thiêng của nó. Vì vậy tiếng chiêng luôn trường tồn trong lòng văn hóa ẩm thực của người Tây Nguyên. Thức uống là rượu cần và thức ăn là những sản vật của núi rừng, sông suối ban tặng. « Đêm lửa nghe chiêng » Đạ Tẻh diễn ra với nhiều món ăn được bà con K’Ho, Châu Mạ, Chu Ru và M’Nông chế biến thơm lựng. Những nét tập quán văn hóa hòa quyện trong một tổng thể văn hóa đa sắc, đa âm. Tất cả làm nên « không gian cồng chiêng Tây Nguyên ».
Không ai khác ngoài bà con - những chủ nhân đích thực của "Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên". Không gian thiêng chính là mảnh đất sống của đời chiêng. Mảnh đất ấy là duy nhất để bảo tồn và phát triển « Di sản phi vật thể của nhân loại ». Đó là không gian làng - rừng là "môi sinh" vĩnh cửu.
Ghi chép : MINH ĐẠO